So với một số ngôi chùa khác ở miền nam, chùa Hoàng Ân Đồng Nai sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật khiến những người lần đầu đến trầm trồ, những người đã quen thấy thân thuộc. Nếu các bạn chưa từng được đặt chân đến, vậy thì ở bài viết này chúng ta sẽ cùng khám phá nét nổi bật đó là gì.

Truyền thuyết về tên gọi chùa Hoàng Ân

Chùa Hoàng Ân Đồng Nai hay còn gọi là Hoàng Ân Cổ tự được thành lập vào năm 1726 bởi một vị Thiền sư thuộc phái Lâm Tề. Tương truyền cái tên Hoàng Ân ra đời này ra đời do truyền thuyết sau:

Ngày xưa có hai ông bà Bá Hộ bị một chứng bệnh nan y khó chữa, vì ngại với người đời nên đã vào cúng bái xin dựng một cái chòi nhỏ trong chùa. Hằng ngày, vị hòa thượng đều mang cơm cho hai ông bà. Cho tới một ngày, vị hòa thượng có việc phải đi xa nên nhờ ông đạo thay mình mang cơm tới, nhưng tuyệt đối chỉ có thấy gì cũng không được nói ra.

Thế nhưng khi ông đạo phát hiện ra hai ông bà phú hộ bị bệnh hủi thì đã tỏ thái độ dè bỉu. Vì cảm thấy xấu hổ, tủi nhục nên cả hai ông bà đã nhảy xuống giếng và để lại hai ngón tay. Khi vị hòa thượng đi xa về thấy vậy thì hết sức tiếc thương, nên đã lấy hai ngón tay đó lồng kính để thờ ở trước gian thánh điện. 20 năm sau, 2 vị hoàng tửu và công chúa xứ lạ bị cụt ngón tay thấy lạ xin gắn thử, thì thật lạ kỳ đã liền thành một bàn. Vì thế chùa được ban tên Hoàng Ân.

Về kiến trúc đặc trưng của chùa Hoàng Ân

Chùa Hoàng Ân Đồng Nai được xây dựng theo kiến trúc hình chữ nhị, nằm bình lặng dưới tán của cây cổ thụ to lớn lâu năm. Điều này có phần khác biệt so với những ngôi chùa khác. Ngôi chùa này tọa lạc trên vùng đất rộng khoảng 2 nghìn mét vuông. Được thiết kế như sau:

  • Phía trước chùa có cây cổ thụ đã 300 năm tuổi, thân to tới nỗi 2 – 3 người lớn vẫn ôm không nổi. khuôn viên chùa tổng khoảng 200 mét vuông.
  • Chánh điện được thiết kế theo kiểu 4 cột gỗ lớn với đường kính rộng khoảng 35 cm. Còn phần tường thì được làm bằng gạch đá và xi măng. Phía bên trong có trưng một cặp liễn gỗ chạm khắc nghệ thuật hình của tứ linh. Ngoài ra còn có các pho tượng lâu đời có giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo sâu sắc như: tượng A Di Đà, tượng Lê Sơn Thánh Mẫu, …
  • Phía sau chánh điện chùa Hoàng Ân Đồng Nai được dùng làm nơi để thờ Tổ. Tại đây được bố trí thờ phụng theo truyền thống thịnh hành là “Tiền Phật, hậu Tổ”.
  • Mặt trước của chùa được trưng bày những cảnh – vật mang đậm tính chất Phật giáo như: cảnh hoa cúc, cảnh cõi phật, các cuốn kinh thư, …

Nếu một lần đặt chân đến và chính tai nghe những truyền thuyết về chùa Hoàng Ân Đồng Nai thì chắc bạn sẽ cảm nhận hết được những điều nổi bật ấy. Đây chính là một chùa Đồng Nai mà bạn không nên bỏ qua nếu tới với vùng đất này.