Đồng Nai là một tỉnh tiếp giáp với TPHCM và có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội rất mạnh mẽ. Nơi đây có rất nhiều khu công nghiệp nên sẽ tạo được công ăn việc làm cho người dân lao động nơi đây. Tuy vậy, các khu công nghiệp này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường ở Đồng Nai. Và để hiểu rõ hơn thực trạng ô nhiễm ở đồng nai hiện nay như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thực trạng ô nhiễm ở Đồng Nai

Hệ thống sông Đồng Nai chảy qua 12 tỉnh thành của nước ta và đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, con sông này đang ở trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Thực trạng ô nhiễm ở Đồng Nai được dư luận đặc biệt chú ý từ công ty Vedan xả một lượng nước thải lớn không qua xử lý đổ thẳng ra sông thị Vải. Hiện, con sông này đang tiếp nhận hơn 4500 điểm xả từ nguồn nước thải công nghiệp, làng nghề, nước sinh hoạt, chăn nuôi…

Mỗi ngày, 80 doanh nghiệp tại khu công nghiệp Biên Hòa 1 xả hơn 9000 m3 nước thải và trong đó chỉ có hơn 1000 m3 được xử lý. Cục cảnh sát môi trường cho biết phát hiện các doanh nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng không vận hành.

Thậm chí có một số doanh nghiệp còn xây hệ thống xả thải ngầm chảy thẳng ra sông Đồng Nai. Theo các hộ dân sinh sống trên lưu vực sông Đồng Nai cho biết rằng: “Mỗi lần nước thải xả ra thì cá chết nhiều, nước thì bị ô nhiễm dẫn đến người dân khó làm ăn hơn.

Ngoài tình trạng sông bị ô nhiễm thì nơi đây còn có tình trạng sạt lở, khai thác cát tràn lan… cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự sự sinh tồn của dòng sông Đồng Nai. Người dân sống dọc theo con sông này đã khiếu nại đến chính quyền về tình trạng ruộng vườn sạt lở, những bất cập liên quan đến việc nạo vét khoáng sản.

Trách nhiệm của chính quyền tỉnh Đồng Nai

Chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng đã rất cố gắng trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm trên sông. Tuy nhiên, do hình thành quá nhiều khu công nghiệp, khu dân cư nên đã tạo áp lực ô nhiễm lên dòng sông.

Như kế hoạch chuyển đổi công năng của khu công nghiệp Biên Hòa 1 trở thành trung tâm hành chính tỉnh, trung tâm thương mại nhưng do gặp những khúc mắc về pháp lý dẫn đến kế hoạch bị gián đoạn.

Tương tự làng cá bè Tân Mai được cơ quan tp Biên Hòa tiến hành sắp xếp lại làng bè để giảm bớt ô nhiễm. Đồng thời, địa phương đề ra kế hoạch giảm bớt lồng cá nhưng ngư dân không đồng ý…

Trên đây đã đánh giá về thực trạng ô nhiễm ở đồng nai hiện nay. Qua đó, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm này, không chỉ có sự nỗ lực của chính quyền tỉnh Đồng Nai, người dân mà cần có sự thống nhất, cam kết của các tỉnh thuộc lưu vực sông.