Mặc dù chiến tranh đã lùi xa hàng chục năm nhưng ký ức về một thời khói lửa vẫn còn in đậm trong tâm trí từng người dân Việt Nam. Ngày nay, các chiến tích của một thời đấu gian khổ của cha ông đã trở thành bài học xương máu cho con cháu các thế hệ. Và, chiến khu Đ Đồng Nai từng là một trong hai khu căn cứ quan trọng thời cuộc chiến tranh ấy.

Chiến khu Đ Đồng Nai trong kiến thức của nhiều người

Những dòng lịch sử ghi chép về quá trình chiến đấu giành lấy độc lập cho đất nước, tự do cho người dân đất Việt thật hào hùng nhưng người học khó có thể hiểu được một thời gian khổ ấy, nếu không đặt chân đến vùng đất mang tên chiến khu Đ Đồng Nai.

Vùng đất quân sự này sở hữu lợi thế có cây cối bạc ngàn mới có thể bảo vệ lực lượng chiến cũng trở thành kho lương thực để nuôi quân và là nơi chứa vũ khí chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến giải phóng đất nước.

Nguồn gốc tên gọi Chiến khu Đ

Trong chiến tranh, sự xuất hiện của các khu căn cứ quân sự là điều hiển nhiên. Để phân biệt các nơi với nhau, người ta thường dùng tên gọi của địa phương hay tên của những người con anh hùng của đất nước. Tuy nhiên, nếu gọi một cách lộ liễu như thế sẽ khiến quân địch chú ý, nên đa phần người ta thường dùng mật danh A, B, C, D,…

Sau hội nghị 1946, Khu bộ Khu 7 được chia thành: căn cứ giao thông liên lạc Giáp Lạc là A, căn cứ hậu cần Thường Lang là B, khu bộ đội thường trực được gọi là C và tổng hành dinh Khu 7 Ngãi Hoang được gọi là Đ. Về sau, bởi sự bắt bớ tàn khốc của chiến tranh mà cả vùng chiến sự này được gọi chung là Đ. Nghĩa là căn cứ đầu não “đỏ”, là hình ảnh người cán bộ lúc nào cũng thiếu cái ăn “đói”, là cái tên viết tắt của vùng đất “Đồng Nai”.

“Nhân vật chính” của bài hát nổi tiếng một thời “Lên ngàn”

Nhắc đến trận lụt Nhâm Thìn là nhắc đến sức tàn phá khủng khiếp của nó trong lúc cuộc kháng chiến chúng ta gặp nhiều khó khăn. Và chính tháng 10 năm 1952, chiến khu Đ Đồng Nai hứng chịu cơn mưa như thác đổ, gió thổi mạnh, nước dâng lên cao,… khiến cây cối đổ ngã rồi bị nước cuốn trôi cùng với thú rừng,… cả một vùng núi rừng biến thành biển nước gần nửa tháng nước mới rút hẳn. Điều này làm thiệt hại một số ít chiến sĩ, nhà cửa hư hỏng, vũ khí hư hỏng, thuốc, lương thực quân trang bị mục nát,…

Vì thế, tình cảnh thiếu ăn, bệnh tật,… xuất hiện khiến nhiều người phải dắt nhau hoặc người thân đến vùng địch tạm lánh, một ít người phản cách mạng,… Chứng kiến tình cảnh đau thương đó, nhạc sĩ Hoàng Quốc Việt đã viết nên bài hát “Lên ngàn” để các thế hệ được biết đến sự gian khổ trong giai đoạn này.

Những thông tin không phải mọi người đều biết về chiến khu Đ Đồng Nai được nêu trên rất mong sẽ giúp ích cho bạn. Hãy một lần đến nơi này để tận mắt nhìn thấy khu quân sự này nhé.