Anh Bùi Thuận biết nhiều chuyện hay ở Biên Hòa thuở xa xưa. Rất may là anh có dịp kể lại đây đó những câu chuyện ấy qua những bài báo, quyển sách đã phát hành cho đám hậu sinh như tui và các bạn cùng biết.

Từng mảnh vụn trong những câu chuyện kể của anh có thể thành một câu chuyện riêng thú vị, trong đó xin được phép nhắc đến đó là chuyện quán Lẩu tôm Năm Ri.

Câu chuyện này được biên soạn tham khảo từ ông Lương văn Lựu – tác giả bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên – và sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai do anh Bùi Thuận biên soạn.

Quán Lẩu tôm Năm Ri nằm cạnh ngôi chùa Bửu Sơn, cũng rất nổi tiếng

Ghi chú: Ông Hai Quan tức Võ văn Quan là người kể chuyện, thành viên ban quý tế đình Tân Lân. Thầy Tư Lựu là ông Lương văn Lựu.

Lẩu tôm Năm Ri và câu chuyện cái giếng cổ ở Lò Heo

Có một câu chuyện khá đặc biệt về thầy Tư Lựu mà đến giờ ông Hai Quan và người ở xóm Lò Heo vẫn còn nhớ và nhắc hoài. Đó chính là chuyện anh Năm Ri từ vùng kinh tế mới dắt vợ con về lại Biên Hòa xin ở đậu nhà ông Hai xích lô cạnh bờ sông Đồng Nai.

Trong lúc cùng bà con sửa lại góc nhà để che mưa che nắng thì Hai Quan phát hiện có một viên đá cũ hình dáng lạ mắt, ông lấy và đem đến cho thầy Tư Lựu.

Viên đá lạ của người Chăm

Sau khi nhìn ngắm viên đá có hình thù kỳ lạ, thầy Tư Liệu dẫn giải: Đây là viên đá xây giếng của người Chăm. Theo các tài liệu cổ xưa thì khu vực Cây Chàm – Lò Heo có 2 cái giếng: 1 ở xóm chài (sông Đồng Nai) và 1 ở Hoa Lư.

Tương truyền rằng, người nào làm chủ cái giếng và cúng kiếng đầy đủ thì sẽ phát tài phát lộc, tiền vô như nước. Ai cũng cười ngất khi nghe Hai Quan khuyên Năm Ri nên chăm chỉ cúng kiếng để giàu.

Không có chỗ nương thân, lại còn thất nghiệp nên Năm Ri phải nương nhờ nhà người quen. Để có tiền nuôi chồng nuôi con thì vợ anh đã đến vựa cá và xin phụ việc cho người ta. Làm lụng quần quật cả ngày không đủ ăn thì nói chi đến chuyện giàu có.

Bên trong quán Lẩu tôm Năm Ri hiện nay, "cái giếng cổ" ngày xưa.

Bên trong quán Lẩu tôm Năm Ri hiện nay, “cái giếng cổ” ngày xưa.

Tuy nhiên, thật bất ngờ và trời không phụ lòng người, từ những con tôm ế hôm nào mà giờ đã nổi tiếng 1 vùng. Chuyện kể rằng khi làm món nhậu cho chồng và mấy người bạn thì ai cũng phải lòng, không quên được món ngon ấy đến mức con hẻm Mạch Nha sâu hoăm hoẳn ấy đã trở thành hẻm “Lẩu tôm Năm Ri”.

“Lẩu tôm Năm Ri” – Thương hiệu vang xa

Ban đầu, họ chỉ trải những tấm chiếu hoặc ngồi bệt xuống đất để thưởng thức món ăn mới lạ. Sau khách đông dần, 2 vợ chồng mua thêm bàn ghế, bia rượu để phục vụ khách cho chu đáo hơn. Chỉ sau 1 thời gian ngắn, từ một người ở nhờ mà Năm Ri đã thành 1 ông chủ với ngôi nhà rộng lớn và rất nhiều chi nhánh, mà quán nào quán nấy cũng cực kỳ đắt khách.

"Những con tôm ế" ngày xưa, giờ hấp dẫn thế này

“Những con tôm ế” ngày xưa, giờ hấp dẫn thế này

Ông Hai Quan đùa rằng: “Nghe đâu chuyện đếm tiền mỗi đêm của vợ chồng họ rất là vất vả”. Ông cho rằng việc cái giếng cổ ấy có linh thiêng hay không thì khó mà biết nhưng sự thịnh vượng, sung túc của Năm Ri theo lời tiên đoán của thầy Tư thì quả thật không sai.

(Trích: Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai – Tập 2)